SÂU ĐỤC THÂN
Nguyên nhân: Bệnh này bị gây ra bởi một loài côn trùng có tên khoa học là Xylotrechus quadripes (Coleoptera: Cerambycidae)
Các vùng bị nhiễm bệnh: Bệnh này lần đầu tiên được phát hiện tại Ấn Độ vào năm 1838. Bây giờ nó có mặt tại châu Á, Phi và Nam Mỹ. Một loài côn trùng tương tự, Monochamus leuconotus, có xuất hiện ở Nam Phi.
Thiệt hại kinh tế: Đây là bệnh gây thiệt hại nhiều nhất đến cà phê Arabica của Ấn Độ. Người nông dân không những mất cả vụ mùa hiện tại, mà lại còn mất tiền để nhổ các cây bị bệnh lên và trồng mới. Theo như tiến sĩ Peter Baker, “nếu cứ nhổ mỗi một cây cho mỗi hécta thì US$8-10 triệu là số thiệt hại mà ngành công nghiệp cà phê Ấn Độ phải chịu trong một năm.
Phần cây bị bệnh: Thân và đôi khi cả rễ
Triệu chứng: Thân có gờ bên ngoài, lá héo và có màu vàng, sau đó cây chết
Chữa trị và phòng ngừa: Dùng nhiều cây che bóng, cắt tỉa và nhổ các cây bị bệnh, đốt các phần bị nhiễm bệnh
SÂU ĐỤC QUẢ
Nguyên nhân: một loài bọ có tên khoa học là Hypothenemus hampei
Các vùng bị nhiệm bệnh: Bệnh này bắt nguồn từ Trung Phi, nay đã lan rộng ra 54 quốc gia trồng cà phê trên thế giới. Nó là một trong những bệnh phổ biến nhất về cà phê, và một trong những bệnh gây nhiều thiệt hại nhất
Thiệt hại kinh tế: Thiệt hại cụ thể phụ thuộc vào vùng và mùa. Năm 1994/95, ở Trung Mỹ, bệnh này đã làm mất 14% tổng sản lượng cà phê thu hoạc được, tương ứng vớI US$328,000,000. (số liệu của ICO)
Phần cây bị bệnh: quả cà phê – chín và xanh
Triệu chứng: các quả cà phê xuất hiện lỗ ở phía dưới, các nhộng màu trắng được thấy ở bên trong quả, các con bọ nhỏ, màu đen được quan sát thẩy ở ngoaiI quả
Chữa trị và phòng ngừa: bẫy các con bọ này, giảm bóng râm, thu hái sạch sẽ tất cả các quả trong mùa thu hoạch, dùng phương pháp tiêu diệt bằng sinh học (giới thiệu một số kẻ thù tự nhiên của sâu đục quả như là Prorops nasuta, C. stephanoderis, Beauveria bassiana)
NẤM QUẢ
Tên gọi khác: Bệnh nấm quả cà phê xanh
Nguyên nhân: Một loài nấm có tên là Colletotrichum kahawae. Trước đây nó được biết đến với cái tên Colletotrichum coffeanum, nhưng đã bị thay đổi.
Các vùng bị nhiễm bệnh: Bệnh này chỉ có ở châu Phi. Nó được biết tới lần đầu tiên ở Kênya vào năm 1920
Thiệt hại kinh tế: Theo như ICO, rất nhiều nơi ở châu Phi đã phải chịu thiệt hạI trên 50%
Phần cây bị bệnh: Hoa, quả xanh, và đôi khi cả hạt
Triệu chứng: Các quả bị bệnh có vết rám, nứt bên ngoài.
Chữa trị và phòng ngừa: Đảm bảo thoáng khí, kiểm dịch tốt, cố gắng không có nước tù đọng, xịt thuốc chống nấm
THẢN THƯ - KHÔ CÀNH KHÔ QUẢ
Tên gọi khác: bệnh khô cành khô quả
Nguyên nhân: Fusarium xylariorides – một loài nấm. Trong quá trình lưỡng tính nó có tên là Gibberella xylariorides.
Các vùng bị nhiễm bệnh: Bệnh này phổ biến ở Trung và Đông Phi. Lần đầu tiên nó được nhận dạng vào năm 1948.
Thiệt hạI kinh tế: Uganđa mất khoảng US$3.5 triệu mỗi năm vì bệnh này.Ở Êthiôpia, có vùng cây bị chết 100%. Thường thì kết quả cuối cùng của bệnh thản thư là hầu hết các cây trong trang trại đều chết.
Phần cây bị nhiễm bệnh: Mao mạch
Triệu chứng: các mao mạch có màu xanh-đen, lá héo, cây khô. Sau đấy hoa, quả và lá rụng, cành có màu đen và cây chết.
Chữa trị và phòng ngừa: Cà phê không phải là cây duy nhất bị bệnh thản thư, và bệnh này rất khó chữa và đề phòng. Hiện tại hai phương án đang được áp dụng là: tránh trồng tại những nơi đã từng bị bệnh trong vòng 6 – 7 năm qua, và trồng các giống cây chống được bệnh này.
BỆNH RỈ SÉT
Tên gọi khác: La roya (tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là “rỉ”)
Nguyên nhân: Hemileia vastatrix – một loài nấm
Các vùng bị bệnh: Bệnh này gần như có mặt ở khắp nơi trên thế giới – trừ đảo Hawai. Nó được ghi nhận lần đầu tiên ở Sri Lanka vào năm 1861.
Thiệt hại kinh tế: Bệnh rỉ sắt làm lá rụng sớm, do đó làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và ra hoa kết quả của cây. Bệnh này có thể gây thiệt hại từ 15 đến 20%, đôi khi đến 70%.
Phần cây bị bệnh: Lá, cành non, và đôi khi cả quả xanh.
Triệu chứng: các chấm màu vàng có bột phấn màu da cam xuất hiện trên bề mặt là. Các lá bị bệnh rụng sớm.
Chữa trị và phòng ngừa: xịt thuốc trừ nấm, cắt bỏ các lá bị bệnh, cho thêm phân bón để cây phát triển tốt.
Theo allgroundup.com
|