Trang chủ Không gian quán Cafe 360° Sàn giao dịch Bên ly cà phê Tư liệu Góc giải trí
> Tư liệu > Lịch sử café
Café Mocha trên đỉnh núi Yemen
Cập nhật: 12/11/2008 1:35:41 AM
Từ khóa:  Đỉnh núi Yemen miền Tây Nam của bán đảo Ả Rập - với Café Mocha
Núi Yemen ở miền Tây Nam của bán đảo Ả Rập
Café Mocha là một trong những loại café mang lại cho người uống nhiều cảm giác khác nhau. Café Mocha (cũng có thể viết là Moka, Mocahay Mocca) ngày nay được trồng ở trên đỉnh núi Yemen như chúng vẫn thường được trồng hàng trăm năm nay, vùng này nằm ở miền Tây Nam của bán đảo Ả Rập. Thoạt đầu chúng được chuyển chở thông qua cảng Mocha mà ngày nay đã được thay thế bằng một cảng mới hiện đại hơn và cảng Mocha trở nên điêu tàn, củ kỹ. Vì vậy cái tên Mocha đã trở nên quá quen thuộc và trở thành một phần không thể thiếu trong tên gọi của loại café nổi tiếng thế giới này. Người ta thuờng biết đến tên cafe Mocha hơn là café Yemen hay Arabian.

Ngày nay người ta có thể bị nhầm lẫn giữa café Yemen và loại café giống café Yemen có xuất xứ từ miền Đông Etiopia gần thành phố Harrar. Loại café rang Harrar Etiopia này thường được bán với nhãn hiệu café Mocha hoặc Moka. Loại café này giống với café Yemen chính hiệu nhưng chỉ khác ở chổ là hạt café nhẹ hơn. Một khả năng nhầm lẫn khác bắt nguồn từ việc pha trộn một ít sôcôla vào café Yemen Mocha, điều này làm cho một số người say mê café gọi tên kèm theo thức uống gồm café và socola.

 
Cảng Mocha năm 1692

Café lâu đời nhất ( xuất hiện sớm nhất ) trên thị trường thế giới là café Ả Rập thực sự được trồng ở các đồi núi trung tâm của Yemen vẫn còn được trồng trong suốt 500 năm nay trên những vùng đất các triền núi bán khô cằn phía dưới những dãy đá già. Được hình thành mà về cấu trúc giống hệt như là ngọn núi tự mở rộng. Về mùa hè thì các cơn mưa sương mù làm cho các đỉnh núi có màu xanh sáng thì các cây café nhỏ bắt đầu nở hoa và kết trái. Mùa thu khi các đám mây mù tan đi và không khí trở nên khô ráo hơn thì trái café cũng bắt đầu chín muồi, chúng được hái xuống và được giải đều trên các mái nhà của những ngôi nhà đá để phơi sấy khô. Vào mùa đông khô ráo, nước được giữ trong các bể chứa nhỏ thường sẽ được tưới vào gốc cây café để giúp cây sống được cho đến khi xuất hiện những cơn mưa phùn của mùa hè.

Café Yemen vẫn được chế biến theo cách chế biến của hàng thế kỷ này. Tất cả các loại café Mocha của Yemen là càfê sấy khô hoặc tự nhiên, sấy cho đến khi tính chất từ trái café bám hết vào hạt là được. Sau khi trái và hạt café đã được sấy khô thì chúng sẽ được đổ vào cối xay để làm tróc vỏ đi sẽ thu được hạt café. Tôi đã từng nghe người ta nói rằng những cối xay này được vận hành bởi những con lạc đà hoặc vượn mặc dù tôi chưa từng được chứng kiến cảnh tượng này. Nhưng giờ đây những cối xay này chạy bằng động cơ xăng làm cho mọi người đều cảm thấy hơi tiếc vì sẽ không còn được nhìn thấy công nghệ sản xuất càfê đầu tiên nhất và lâu đời nhất.

Vỏ của trái café sau khi đã được phơi khô sẽ được cối xay nghiền nát, để tạo nên vị ngọt cho café mà người Yemen gọi đó là qishr. Vỏ café được cho thêm một số gia vị và được nấu lên. Kết quả là sẽ tạo ra một thức uống thật mát thường được uống vào buổi trưa để làm hạ cơn nóng trong người và làm cho người ta tỉnh táo. Ngưới Yemen chỉ uống café nguyên chất đã rang chín vào buổi sáng, sau khi tắm xong họ sẽ uống nhanh một cốc café nóng với đường theo kiểu của người Trung Đông.

Hầu hết café Yemen được trồng từ những cây café Arabica mà có lẽ không một nơi nào ngoại trừ miền Đông Etiopia có thể có. Người Yemen đặt rất nhiều tên gọi cho café, có lẽ đến khoảng một trăm tên gọi. Hầu hết những tên này chỉ được gọi miệng chứ không có tên chính thức trong văn bản nào cả và chỉ được thừa nhận bằng miệng dựa trên những hiểu biết về café Yemen. Ít nhất thì điều đó cũng được thừa nhận ở khắp vùng Yemen, tuy nhiên Ismaili, nơi sản xuất café hạt tròn, nhỏ giống như hạt đậu tách ra.
 
 
Những bí ẩn trong tên thương mại của café. Tên thương mại của café cũng giống như tên của những loại đậu khác, nó cũng liên quan đến loại đậu cây và tên của những quận trồng loại cây đó. Ví dụ nếu một người kinh doanh café nói anh ta đang có sẳn loại café Ismaili thì điều đó sẽ chưa rõ ràng nếu anh ta không cho biết café được trồng ở quận Bani Ismaili hay hạt được thu hoạch từ giống cây cà phê Ismaili hay cả hai.

Điếu đó cho thấy rằng sẽ có nhiều điều cần bàn luận xung quanh vấn đề tên thương mại của café Yemen. Mahari là loại café được trồng ở Banimsttar, đây là một quận trồng café nằm ở phía Tây Thủ đô Sana’a đây là loại café Yemen nổi tiếng nhất. Mặc dù những người xuất khẩu café thường trộn café Yemen với những loại café khác tương tự nhưng café được bán với tên đấy vẫn có vị chua đặc trưng cùng với những mùi thơm phức tạp đặc biệt của café Yemen. Hirazi, một loại café khác được trồng ở những dãy núi phía Tây Sana’a có lẽ cũng có vị chua và vị trái cây tương tự nhưng hơi nhẹ hơn café Matari một chút. Café Ismaili bất kể đề cập đến tên giống cây hay địa danh thì nó cũng ngon hơn mặc dù có chút nhẹ nhàng hơn và ít thơm hơn café Matari. Tên thương mại Sanari biểu thị được cách pha chế café từ nhiều vùng khác nhau ở miền Tây Sana’a, loại café này thì có vẻ trung hoà hơn, ít chua hơn, ít phức tạp hơn café Mattari, Hirazi, hay Ismaili. Nói đến Sanani thì người ta thường hiểu đó là café được trồng ở những nơi có địa hình thấp hơn trong đó bao gồm quận Rami.

Hải Trang
Tìm hiểu thêm:  Đỉnh núi Yemen miền Tây Nam của bán đảo Ả Rập - với Café Mocha
Giống - Cây trồng
Lịch sử café
Vùng đất
Chế biến
Pha chế
Số liệu
Triết lý cà phê
Các tin khác :
Khai mạc triển lãm, trưng bày chuyên đề Lịch sử đồn điền cà phê CADA (08/12/2008)
Kopi Luwak - Cà phê cứt chồn (02/12/2008)
Le Procope và bước chân đầu tiên của cà phê vào Pháp (28/11/2008)
Café Yirgacheffe và các loại cafe ở Etiopia (12/11/2008)
Tổng quan sự phát triển cây cafe ở Việt Nam (17/03/2008)
Tin liên quan:
Từ "Cà phê" và xuất sứ của cà phê (21/03/2008)
Các mốc chính lịch sử Cà phê (14/03/2008)
Café Mocha trên đỉnh núi Yemen (12/11/2008)
 
NVR Communication
82-84 Bui Thi Xuan Street, Dist 1, HCM City
Phone: (84-8) 3 925 1893 - 3 925 1894. Fax: (84-8) 3925 1895
Email:
ICP: 86/GP-TTĐT