Trang chủ Không gian quán Cafe 360° Sàn giao dịch Bên ly cà phê Tư liệu Góc giải trí
> Bên ly cà phê > Cà phê với mỹ thuật
Hoạ sĩ Trịnh Thanh Tùng: “Người hoạ sĩ không thể biến mình thành một công chức”
Cập nhật: 11/7/2008 12:1:56 AM
Từ khóa:  thienduongcafeThienduongcafecoffeephêvan hoavăn hóasức khỏethông tincafethị trườngthi truongcam nangcẩm nangkhông gianý tưởngy tuongsân vườnphong cáchsan pham cafesàn cafesànHoạTrịnhThanhTùngNgườihoạkhôngthểbiếnmìnhthànhmộtcôngchức
Trịnh Thanh Tùng sinh năm 1942 tại Sài Gòn, nguyên quán Hải Phòng, bắt đầu vẽ tranh từ 1958, đã có nhiều triển lãm ở trong nước và quốc tế. Ông là Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Những suy nghĩ của ông dưới đây cũng là những “hé lộ” của một người trong nghề, nhằm mở ra một hướng triển khai các mối quan hệ giữa tác giả và người sử dụng nghệ thuật.

Dưới cấp độ đời sống và các quá trình tạo tác nghệ thuật, ông đánh giá như thế nào về các chương trình tài trợ kiểu như Mạnh Thường Quân?

Trịnh Thanh Tùng: Trong lãnh vực Hội hoạ Việt Nam, những hoạt động về mỹ thuật thường không ồn ào so với các lãnh vực khác như ca nhạc, thi hoa hậu, người mẫu và thể thao bóng đá, nên khó chi phối hoặc thuyết phục được các nhà tài trợ vào cuộc. Ngoài ra tôi chưa thấy có trường hợp Mạnh Thường Quân nào tài trợ vô tư cho một cuộc triển lãm tranh cá nhân.

Mối quan hệ giữa nghệ sĩ nói chung và các cá nhân, tổ chức cần sử dụng tác phẩm nghệ thuật – thông qua việc mua bán, phải chăng là hữu cơ, và thiết yếu?

Trịnh Thanh Tùng: Ở các nước văn minh phương tây, văn hoá nghệ thuật trở thành nền tảng trí tuệ của xã hội, và là vốn quý, là tài sản của dân tộc đó. Nhu cầu đời sống tinh thần cao. Họ yêu thích hội hoạ, giữa hoạ sĩ và người thị dân trở nên gắn bó trong mối quan hệ cộng đồng. Họ có thói quen đến phòng triển lãm tranh và dự các cuộc đấu giá tranh ở sàn nghệ thuật.
 


Vợ chồng Trịnh Thanh Tùng tại cà phê Nguyễn Văn Chiêm.
Ở Việt Nam, người ta chưa quen với các hoạt động này, nhất là từ phía các nhà tài trợ, ông nghĩ là chúng ta phải làm như thế nào để cho thật hiệu quả?

Trịnh Thanh Tùng: Nghệ thuật hội hoạ, từ tìm hiểu đến cảm và yêu thích, là cả một quá trình dài lâu về mặt thời gian và kiến thức. Nó có sức quyến rũ đằm thắm như loài hoa Quỳnh. Không kích động như bóng đá, ca nhạc và thời trang.

Đối tượng của loại hình này cũng rất chắt lọc, không phải người có nhiều tiền, nhiều kiến thức là họ biết chọn mua tranh để thưởng thức.

Cơ quan truyền thông và ngành chức năng họ thường chỉ thích quản lý chứ ít chịu đầu tư phát triển, kể cả việc tạo điều kiện cho việc hưởng thụ phúc lợi trên lãnh vực này. Tóm lại họ chưa mặn mà cho lắm – mặt bằng dân trí là cốt lõi vấn đề.
 
Các nhà lãnh đạo, các bậc trí giả khi đi công cán nước ngoài, để ngoại giao, hoặc dự hội nghị trước khi vào làm việc chính thức, họ thường được các nước sở tại đưa đi tham quan những bảo tàng nghệ thuật. Họ rất tự hào về những thành tựu văn hoá nghệ thuật nước họ, ở đây bảo tàng mỹ thuật là chủ yếu. Có lẽ các vị đó còn nhiều mối quan tâm nên đã lơ là về mỹ thuật nước nhà. Hơn 30 năm xây dựng thành phố, nhiều toà nhà khổng lồ mọc lên, tuyệt nhiên không có một góc nào dành cho hoạ sĩ làm nơi triển lãm cho ra hồn.
 
Là một hoạ sĩ đẳng cấp, có nhiều kinh nghiệm, ông quan niệm về công việc sáng tạo nghệ thuật như thế nào?

Trịnh Thanh Tùng: Người hoạ sĩ làm công việc sáng tác, không thể biến mình thành một công chức. Nguồn cảm hứng thường đến bất chợt, nó hiện đến và vụt đi rất nhanh. Những nhà danh hoạ thế giới thường cho ra đời từ những kiệt tác từ các cảm xúc xuất thần đó.

Lại cũng có những tác phẩm được thai nghén từ những ký ức dài lâu. Tác phẩm hình thành từ những giấc mơ, cả trong hiện thực cuộc sống. Trăn trở, bế tắc, hung cuồng và rất hồn nhiên trong sáng tạo.

Như thế nào là một tác phẩm thành công, tác phẩm đẹp, thưa ông?


Trịnh Thanh Tùng: Một tác phẩm tạm gọi là thành công, khi có được sự hài lòng bởi người sáng tạo ra nó. Tác giả xem tác phẩm là đứa con trí tuệ của mình. Nhìn đứa con mới chào đời không “lai” với ông hàng xóm, vậy là quý rồi. Yếu tố cá tính trong phong cách sáng tạo rất quan trọng. Tác phẩm nào gây được cảm xúc và được nhiều người đồng cảm thì tác phẩm đó thành công. Còn tầm cỡ tác phẩm thì phải có độ dày thời gian, nền tảng vắn hoá và được công luận suy tôn thì nó mới định vị được.

Có một điều dễ thấy rằng: Một bức tranh đẹp nó không mang dáng vẻ của thiên nhiên như ảnh chụp. Bởi vì hội hoạ khác với nhiếp ảnh ở chỗ đó.
 
Trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình, ông gắn bó với một thói quen nào nhiều nhất? Chẳng hạn như uống chai bia, nhâm nhi ly cà phê, hay là đi đâu đó… khi vẽ?

Trịnh Thanh Tùng: Bên cạnh giá vẽ, có mấy người bạn gắn bó trong suốt hành trình nghề nghiệp: cà phê và thuốc lá, kể cả rượu.
 
 Tác phẩm "Mùa cà phê" của Họa sĩ Trịnh Thanh Tùng
Rõ ràng, giới phê bình của chúng ta còn quá mỏng và quá yếu để thẩm định giá trị của các tác phẩm, các trường phái, xu hướng... Từ đó kéo đến việc mua tranh, chơi tranh… cũng dễ bị lệch lạc – ông nghĩ có chuyện này không?

Trịnh Thanh Tùng: Việc định hướng và đào tạo ở nước ta có một sự mâu thuẫn, khiến cho bước phát triển của xã hội kéo theo sự kiện đó. Một người chọn lựa cho mình một ngành nghề để theo học khi ra trường lại phải đi kiếm sống bằng một nghề khác. Người được đào tạo chuyên khoa về lý luận phê bình hội hoạ, khi ra trường lại không được báo chí sử dụng, người không học mỹ thuật lại đảm trách công việc mỹ thuật trên báo chí, có nhiều khi do hạn chế về trình độ và kiến thức mà gây điều ngộ nhận cho độc giả khi đọc báo. Vì vậy cả nước sau 30 năm ngành lý luận phê bình trên đại học đã cho ra đời nhiều học vị tiến sĩ, thạc sĩ lý luận phê bình, nhưng độc giả có thường được đọc các bài viết của họ không? Lực lượng đội ngũ này không mỏng đâu! Thật ra thì họ sợ đụng chạm và thiếu bản lĩnh nghề nghiệp.

Ở Việt Nam các nhà lý luận phê bình mỹ thuật khá hiếm hoi, với một vài cái tên đã định vị đẳng cấp.
 
Một kỷ niệm thú vị, hoặc đáng nhớ của ông với các khách hàng mua tranh của mình?

Trịnh Thanh Tùng: Tôi nhớ có một vũ nữ nghèo yêu tranh, góp nhặt vay mượn được một khoản tiền tìm đến hỏi mua tranh tôi. Và một nữ luật sư nghèo mang cả tiền thưởng chính sách của mẹ và cộng thêm giải thưởng may mắn của cô là một cái máy giặt, cả hai khoản đó mang đến xin được đổi một tác phẩm. Mục kích sự kiện trên tôi rất trân trọng cả hai vị khách yêu tranh, và tất nhiên cả lòng ưu ái trong tôi, đã giúp tôi  cách suy nghĩ để xử sự sao cho thật văn nghệ với người yêu nghệ thuật đến với mình. Kỷ niệm đó quá đẹp trong đời tôi.
 
Tự vẽ chân dung mình, ông sẽ vẽ như thế nào?

Trịnh Thanh Tùng: Khi vẽ chân dung tự hoạ, tôi không đối diện với gương soi, không xem & nhìn ảnh để vẽ. Mà để cho dòng cảm xúc chạy ngược vào tiềm thức – tất nhiên khi nào cảm hứng cao về đề tài này – khi tác phẩm hoàn thành “chân dung tự hoạ” thường không giống tôi nhưng người xem sẽ nhận ra ngay là Trịnh Thanh Tùng.

Những kế hoạch sắp đến của ông?

Trịnh Thanh Tùng: Vào ngày 15/09/2008 tại Bảo tàng Mỹ Thuật TP. HCM sẽ ra mắt công chúng những tác phẩm đánh dấu 50 năm cầm cọ của tôi.

Trân trọng cảm ơn ông. Chúc ông và gia đình sức khoẻ.


Như Hà

Tìm hiểu thêm:  thienduongcafeThienduongcafecoffeephêvan hoavăn hóasức khỏethông tincafethị trườngthi truongcam nangcẩm nangkhông gianý tưởngy tuongsân vườnphong cáchsan pham cafesàn cafesànHoạTrịnhThanhTùngNgườihoạkhôngthểbiếnmìnhthànhmộtcôngchức
Cà phê với sao
Truyện ngắn nhiều kì
Văn hóa thưởng thức
Cà phê chiều thứ bảy
Cà phê với Doanh nhân
Cà phê với mỹ thuật
Du lịch với cà phê
Các tin khác :
"Sắc màu cuộc sống" qua nét cọ phóng túng (25/05/2009)
Triển lãm tranh “Mùa mới” tại hội quán sáng tạo Trung Nguyên (18/05/2009)
Tặng vật của các họa sĩ Huế (10/12/2008)
Triển lãm mỹ thuật “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” (10/12/2008)
Bao giờ “Thành phố Festival” có Bảo tàng Mỹ thuật? (10/12/2008)
Tin liên quan:
“Tôi thích cà phê một mình…” (30/07/2008)
Nghệ sĩ nhiếp ảnh MPK: Chuyện cà phê (30/07/2008)
“Nude” – Chiều kích thứ N… trong nghệ thuật khắc hoạ tâm hồn trên toan vải (17/07/2008)
Hoạ sĩ Trịnh Thanh Tùng: “Người hoạ sĩ không thể biến mình thành một công chức” (11/07/2008)
Khoả thân lá - hay là chiếc bóng thiên đường vụt mất (11/07/2008)
 
NVR Communication
82-84 Bui Thi Xuan Street, Dist 1, HCM City
Phone: (84-8) 3 925 1893 - 3 925 1894. Fax: (84-8) 3925 1895
Email:
ICP: 86/GP-TTĐT