Trang chủ Không gian quán Cafe 360° Sàn giao dịch Bên ly cà phê Tư liệu Góc giải trí
> Tư liệu > Giống - Cây trồng
Cách tái canh cà phê đạt hiệu quả
Cập nhật: 11/5/2009 21:3:42 PM
Từ khóa:  Cách tái canh cà phê đạt hiệu quả
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam, trong vòng từ 3 – 5 năm tới, diện tích cà phê có độ tuổi trên 20 năm sẽ chiếm gần 50% trong tổng diện tích 520 ngàn ha cà phê cả nước. Diện tích nànăng suất cao nữa mà cần phải thanh lý để thay thế trồng mới.



Trên thực tế, hiện nay nhiều hộ nông dân ở Tây Nguyên đang thực hiện việc tái canh vườn cà phê già cỗi của mình ngay sau khi thanh lý nhưng kết quả đã không như mong muốn. Chỉ sau 2 – 3 năm trồng, cây cà phê tái canh trên các diện tích thanh lý đã bị vàng lá, còi cọc, rễ tơ bị thối, cây phát triển kém không mang lại hiệu quả kinh tế nên phải tiếp tục thanh lý, gây tốn kém cho người dân.

Để việc tái canh cà phê mang lại hiệu quả, bà con nông dân cần tiến hành các bước sau:


Trước hết, bà con dùng máy nhổ hoặc đào để đưa toàn bộ thân, cành, lá và bộ rễ ra khỏi vườn cây.

Thứ hai, sau khi thu dọn hết cây thì tiến hành cày bừa: Dùng cày một lưỡi, cày ở độ sâu 40cm hai lượt theo chiều dọc và chiều ngang của vườn, sau đó dùng bừa có răng dài 20 – 30cm để bừa 2 lần, rà rễ theo chiều dọc và chiều ngang của vườn. Trong quá trình cày bừa, cần lượm hết toàn bộ rễ còn sót lại để đem đi đốt.

Thứ ba là cần trồng luân canh các loại cây trồng khác từ 3 – 4 năm trước khi trồng lại cà phê nhằm cắt đứt nguồn sâu bệnh, nhất là các loại sâu bệnh sinh ra từ đất. Các loại cây trồng có thể trồng luân canh trong vườn gồm ngô, vừng, khoai, sắn, đậu đỗ các loại…

Thứ tư, khi trồng cà phê mới, cần phải tuân thủ đầy đủ quy trình kỹ thuật sau:

Cây giống phải đạt tiêu chuẩn, sạch bệnh nhất là các loại bệnh như tuyến trùng, nấm bệnh trong bầu đất; có phân hữu cơ bón lót từ 15 – 20kg/hố; làm bồn tủ gốc, trồng cây che nắng, gió tạm thời; trồng cây trồng xen để che phủ cải tạo đất và tưới nước nếu thấy cần thiết.

Trên các diện tích cà phê tái canh thường xuất hiện cây chết rải rác hoặc sinh trưởng kém, cần phải nhổ bỏ, xử lý hố bằng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ tuyến trùng, nấm bệnh và trồng lại. Quá trình này cần được tiến hành thường xuyên trong những năm đầu. Sau vài ba năm vườn cây sẽ ổn định và bước vào thời kỳ kinh doanh.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Tìm hiểu thêm:  Cách tái canh cà phê đạt hiệu quả
Giống - Cây trồng
Lịch sử café
Vùng đất
Chế biến
Pha chế
Số liệu
Triết lý cà phê
Các tin khác :
Nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ về cây cà phê vào sản xuất (30/07/2009)
Nhận diện một số loại sâu bệnh chính trên cây cà phê (27/11/2008)
Các loại giống cà phê mới năng suất cao cần ứng dụng vào thực tiễn sản xuất (24/11/2008)
Giống cây cà phê (21/11/2008)
Bảo Lâm ghép cải tạo trên 1.000 ha cà phê (12/11/2008)
Tin liên quan:
Các bệnh thường gặp ở cây cà phê. (12/09/2007)
Các loại cà phê ở Việt Nam (17/10/2007)
Robusta-Cây cà phê vối (12/09/2007)
Arabica-Cây cà phê chè (12/09/2007)
Các giống khác (09/08/2007)
 
NVR Communication
82-84 Bui Thi Xuan Street, Dist 1, HCM City
Phone: (84-8) 3 925 1893 - 3 925 1894. Fax: (84-8) 3925 1895
Email:
ICP: 86/GP-TTĐT