Trang chủ
Cuộc thi
Cafe và nghệ thuật
Cảm nhận văn hóa
Trợ giúp
Cuộc thiGiới thiệu tác phẩm
Nữ thần cà phê



Tác Phẩm : Nữ thần cà phê
Tác giả : Phạm Văn Hạng (Nhà điêu khắc)
Chất liệu : Tượng thạch cao
Kích thước : 70 x 70 x 130 (cm)

Ông cho rằng trên thế giới đã có nữ thần Tình Yêu, thần Công Lý, nữ thần Tự Do…, Việt Nam sắp có thủ phủ cà phê toàn cầu thì tại sao không nên có một vị nữ thần cà phê? “Vị nữ thần của tôi là hình ảnh tự tại, không kiêu sa mà tỏa đầy vẻ diễm tình để dâng hiến cho người đời một hình hài ẩn tàng hưng phấn mà hoa, trái cà phê đã tích tụ, hóa thân”, ông giới thiệu về tác phẩm của mình.

 
Gởi bài dự thi của bạn
 
Họ tên: *
Địa chỉ: *
Điện thoại:
Email: *
Bài bình luận: *
 
 
NGUYỄN HỒNG GIANG  -  - 7/7/2008
HƯƠNG SẮC CÀ PHÊ

Lâu lắm rồi, có một anh chàng người Ethiopian tên là Kadli. Công việc của anh là coi sóc đàn dê. Một ngày như mọi ngày, Kadli lại lùa dàn dê của mình đi kiếm ăn. Hôm nọ, anh chăn dê chợt thấy lũ dê cư xử thật bất thường! Chúng chạy, nhảy, giậm giựt cứ như là người ta nhảy dancing vậy! Kadli để ý thấy chúng ăn những quả màu đỏ từ một loại cây xa lạ. Anh tò mò ăn thử và ngạc nhiên thay anh cũng có cảm giác muốn nhảy nhót như lũ dê kia! Thế là anh đem thứ quả ấy về làm  thức ăn. Các vị thầy tu thấy thế cũng dùng thứ thức ăn này để giữ cho mình tỉnh táo suốt buổi hành lễ... Cho tới 1000 năm sau công nguyên, loại quả này được chế biến thành một loại nước uống tuyệt vời không thể thiếu trên hành tinh. Đó chính là cà phê!

Cà phê có vị đắng. Vị đắng khó uống. Trong ngũ vị thì vị đắng tuy có công dụng thanh nhiệt, điều hòa khí huyết, thông tiện, nhuận tràng và khử thấp nhưng mọi người không thích. Nhưng mà ai cũng phái nếm qua nó. Ví như "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng"...

Thế mà giọt đắng cà phê lại khiến bao người say mê. Ai đã từng một lần uống cà phê rồi sẽ lại tiếp tục tìm đến nó. Ngồi bên ly cafe con người trở nên trầm lắng hơn, tĩnh tâm hơn và bao dung hơn! Những mỹ từ đó không là sáo rỗng đâu! Bởi vì uống cafe mà uống vội uống vã thì không bao giờ cảm nhận được cái hay của nó. Từng giọt, từng giọt cafe nhỏ xuống như nhịp đếm thời gian chầm chậm trôi. Khi ấy ta như tạm gác đi những muộn phiền, âu lo đang xoắn xuýt. Ta như lãng quên hết thảy chỉ còn bây giờ là hiện hữu. Như thế mọi thứ bỗng hóa nên nhẹ nhàng, đơn giản khiến ta chợt bừng thức bao giải pháp nhiệm mầu không ngờ...

Ta lại nhìn thứ nước đen sẫm ấy, khẽ nhấc phin ra khỏi ly, hít hà mùi hương đang dịu dàng tỏa ra, uống một ngụm nho nhỏ rồi đặt ly lại xuống bàn. Mùi hương bỗng xộc vào cánh mũi thơm lựng. Ngọt ngào, đắng chát như hòa quyện thành một. Để rồi ta lại thèm thuồng uống tiếp khối nước sẫm màu có vị đắng khó quên... Ta biết mình đã say mê “nàng” mất rồi!

Ta ngồi đây nhấm nháp cà phê và ngắm nhìn chân dung "nàng" qua tạo tác của điêu khắc gia Phạm Văn Hạng. Nàng! Người con của thần núi vui sống giữa bao la, bạt ngàn cà phê. Nàng có mái tóc dày mượt được vấn gọn gàng ra sau làm tôn khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu. Chiếc váy nàng mặc được tết từ hoa lá cà phê. Cánh tay nàng tròn lẵn, bầu ngực căng đầy nhựa sống. Đặc biệt hơn tất cả là từ nàng mùi hương cà phê quyến rũ tỏa ra quyến luyến bước chân người. Tất cả làm nên một vẻ đẹp đậm đà, lôi cuốn đầy nữ tính. Nàng ra đời từ sự kết tinh của trời, đất và sinh sôi, nảy nở nơi vùng đất trung nguyên hùng vĩ. Hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây nàng dâng cho đời hương sắc cà phê thơm ngon, đậm đà. Nàng là điều kì diệu mà tạo hóa ban cho nhân loại. Nàng ban phát cho chúng ta cuộc sống thịnh vượng, đủ đầy.

Ta say mê thưởng thức mà chưa biết gọi nàng bằng tên gì thì nhà điêu khắc đã kịp nhắc dùm: Nữ thần cà phê . Tên gọi ấy chắc chắn là phát sinh từ tình yêu vô bờ của ông đối với cà phê. Ta chỉ còn biết gật gù mà đồng thuận. Bởi lẽ nàng là huyền thoại. 
Minh Tâm  -  - 1/7/2008
Chuyện thoáng qua với Nữ thần cà phê

Sài Gòn đông vui và cuồng nhiệt. Sài Gòn miệt mài những con đường kẹt xe. Những quán cà phê nằm im im tựa như cô gái trầm tính và dịu dàng. Ở nơi này, cà phê buổi sáng, cà phê buổi trưa, cà phê buổi chiều, cà phê buổi tối… Cà phê như một thứ ân sủng của im lặng cùng ngẫm nghĩ mà thần núi đã cố tình bỏ quên nơi chốn thị thành. Uống cà phê, có lẽ tự lâu lắm rồi, đã trở thành nếp văn hoá, một thú vui không thể thiếu cho những ai lãng mạn và ưa suy tư. Và có lẽ cũng tự lâu lắm rồi, ly cà phê đã trở thành cái cớ thay cho “miếng trầu đầu câu chuyện”.

Tôi biết điêu khắc gia Phạm Văn Hạng có 3 quán cà phê (Đà Nẵng, Gò Vấp và Đà Lạt), mà ở đó cũng là 3 vườn tượng nổi tiếng của ông, nơi trưng bày các mô hình tác phẩm của nhà điêu khắc này. Ba quán cà phê ấy có một điểm chung: chẳng bao giờ đông khách, gia đình ông chỉ kinh doanh ở mức đủ trả lương cho nhân viên chăm sóc vườn tượng. Ông cũng là người thích nói về cà phê, chính ý tưởng về tượng Nữ thần cà phê xảy ra ở vườn tượng trên đường Cây Trâm, Gò Vấp, ông cho biết: “Trên thế giới đã có nhiều tượng nữ thần, vậy sao không có tượng nữ thần cà phê?”

Quán cà phê cũng có nhiều cấp, nhiều dạng, mô hình và giá cả cũng như chất lượng khác nhau. Người lao động thường nhớ đến những quán cà phê cóc ven đường, ven bờ hồ như hồ Con Rùa (ngày trước), Đầm Sen… Sinh viên có những góc quán lặng lẽ cuối sân kí túc xá, quán nhạc nhẹ… Những người có nhu cầu cao hơn thì có quán cà phê máy lạnh, cà phê chất lượng phục vụ cao, cà phê thính phòng…

Những quán cà phê cao cấp ngày càng xuất hiện thêm nhiều ở không riêng gì Sài Gòn này nữa, những vùng lân cận như Bình Dương, Lái Thiêu cũng đã có những quán cà phê lai mô hình trà đạo Nhật Bản, khá yên tĩnh, ngồi thảm, nhấm nháp cà phê, giữ âm thanh nói chuyện vừa đủ hai người nghe... Cũng thú vị đấy chứ! Xa hơn một chút, ở thành phố Đà Nẵng có các quán cà phê cũng khá ấn tượng như Bảo Nam Trân, Nếp... Khác với dáng vẻ bề thế, đồ sộ và phục vụ đa nhu của Bảo Nam Trân trên đường Nguyễn Chí Thanh, Quán Nếp độc đáo ở chỗ nó tự nép mình vào trong một hẻm vắng trên đường Triệu Nữ Vương, phục vụ “chay”, không dùng đến các loại dụng cụ điện tử; vào thứ 3, 5, 7 hằng tuần, quán tổ chức phục vụ nhạc do nhóm ca Du Mục gồm những cô cậu sinh viên khá xinh trình diễn (đương nhiên là ôm đàn hát chay!). Và khi ngồi trong quán có kiểu trình bày tựa tựa nghệ thuật Sắp đặt, mọi người tự hiểu ý nhau, không ai được hút thuốc lá. Âu đó cũng là một nếp mới trong văn hoá cà phê.

Nếu chịu khó đạp xe vào Hội An vào đêm 14 âm lịch hằng tháng, ghé quán Serena. Quán trở nên lung linh, huyền nhiệm bởi ánh sáng đèn lồng, quán gần gụi bởi có những người bạn nghệ sĩ già, họ từng là những chàng trai trẻ của thập niên 40, 50 thế kỷ trước. Họ ngồi lại với nhau, im lặng và say sưa tấu lên những khúc nhạc của thời trẻ trai vang bóng… trong lúc những người khách ngồi say sưa thả mình trong giai điệu vừa sâu lắng kỷ niệm, vừa có chút vụng về của tuổi tác, của ý niệm xa xăm về sự sống, tái sinh… bên ly cà phê sóng sánh màu đêm… 

Đọc những dòng trên đây, bạn đừng tưởng tôi bị lạc đề khi chen ngang vào câu chuyện về Nữ thần cà phê, mà đấy là những mẩu chuyện được trích ra trong hành trình khá chi tiết và hào hứng của điêu khắc gia Phạm Văn Hạng. Ông thích nói về đời sống của cà phê, với suy nghĩ, đời sống là nữ thần vĩ đại nhất, còn mọi tác phẩm khác chỉ nhằm nhắc nhớ người ta nghĩ về điều ấy mà thôi.

Tiếp tục câu chuyện khá miên man với nhà điêu khắc, ông lại trở về với Sài Gòn. Nếu như nói về cà phê dành cho những người có thói quen nhâm nhi thì nhớ tới các quán 81, Bông Giấy trên đường Trần Quốc Thảo. Giới văn nghệ còn nhớ tới một quán cà phê cóc ở đầu con hẻm dễ thương, dẫn vào nhà một người nghệ sĩ đã từng làm xao xuyến biết bao trái tim bởi những giai điệu và ca từ của mình (Trịnh Công Sơn). Hẻm số 47, nên quán mặc nhiên được gọi tên là 47. Tiếp câu chuyện của ông, khi nào nhớ bạn, muốn tán gẫu, tôi thường nhắn tin: “den 47/pham ngoc thach caphe nhe”. Vậy đấy, một hẻm nhỏ, xinh, một góc nhìn hơi nghiêng về những gì đã thuộc về quá khứ cùng ông chủ quán dễ thương, hiền hoà và hiếu khách. Đặc biệt, ông chủ quán có một thói quen khá đặc biệt là quên tính tiền một vài điếu thuốc hoặc ly trà đá những khách quen!

Cà phê Sài Gòn, nhiều lắm, dài lắm, khi nói đến cà phê, người ta có cảm giác như đang nghĩ về một điều gì đó thân thương, chung thuỷ với mình lắm! Chung thuỷ và dễ thương đến mức có người nghĩ về cà phê, nói về cà phê và xem cà phê như là một tôn giáo. Một tôn giáo có nữ thần riêng. Một nữ thần xinh đẹp, dịu dàng và muôn đời trẻ dại.

Nếu không tin, bạn hãy thử ghé đến quán cà phê Trung Nguyên ở đường Nguyễn Văn Chiêm, ngay trung tâm Sài Gòn, bạn sẽ nhìn thấy một Nữ thần cà phê xinh đẹp, quyến rũ và tràn trề sức sống. Nữ thần cà phê ra đời tại quán này là cuộc cộng phối ý tưởng của một nhà doanh nghiệp có niềm đam mê khám phá những huyền bí của văn hoá cà phê cùng với nhà nghệ sĩ có thói quen trầm ngâm bên ly cà phê để suy tư về cái đẹp. Và đấy cũng là kết quả cũng những câu chuyện miên man đầu đường xó chợ, với những nỗi niềm thoáng qua như câu chuyện này.
trương thị ánh phượng  -  - 25/6/2008

        Bất kì một "tôn giáo " nào cũng cần có một vị thần để kính ngưỡng. Cà phê có vẻ đã trở thành một "tôn giáo" ở Việt Nam nên người ta nghĩ tới việc tạo ra một "nữ thần" đại diện cho tôn giáo này. Tôi nghĩ tới bộc bạch của ông :" Vị nữ thần của tôi là hình ảnh tự tại, không kiêu sa mà tỏa đầy vẻ diễm tình đễ dâng hiến cho đời một hình hài ẩn tàng hưng phấn mà hoa, trái cà phê đã tích tụ, hóa thân". Ông cũng cho rằng :" Việt Nam tại sao không nên có một vị nữ thần cà phê?. Nên hay không là chuyện hậu suy, nhưng quả thật, khi nhìn vào bức tượng "nữ thần cà phê" người ta không khỏi trầm trồ thán phục cái thần thái mà vị nữ thần này toát ra. Tức nhiên, người ta không nghĩ rằng mình sẽ quì mộp trước vị thần này mà cầu nguyện nhưng người ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "nàng" một cách thành kính và thành tâm.

           Vẻ mặt của vị nữ thần này làm tôi nghĩ đến sự thịnh vượng, một ý tưởng của tác giả về những hy vọng về sự sung túc cho những người làm ra hạt cà phê chăng? Hay là sự tràn trề sinh lực-cái nội lực tiềm ẩn- của cô gái trẻ Việt Nam trên đường hòa nhập thế giới? Trên khuôn măt vị  nữ thần này là một vẻ đẹp nghiêm trang nhưng dung dị, khuôn mặt của sự an nhiên nhưng không kém "uy quyền" _ nàng đang nắm trong tay cả triệu tín đồ và ban phát niềm vui cho họ kia mà! Vòng hoa trên đầu và chùm cà phê được nàng nâng trên tay biểu thị một sự bảo hộ. Nàng là vị nữ thần được sinh ra từ vùng đất đỏ Bazan huyền thoại, từ những con người cần cù lao động trên mảnh đất ấy để tạo ra những "giọt cà phê" đi vào tâm hồn và thi ca của Việt Nam như một lẻ tự nhiên nhất trên đời này và... từ một nhà điêu khắc đã trãi hồn mình trong từng mảnh đất thấm nhuần những giọt mồ hôi của người Tây Nguyên và nhất là từ tình yêu và sự " ngưỡng mộ" của ông đối với cà phê.

 
 
Pham Van Hang (Vietnamese: Phạm Văn Hạng)
Pham Van Hang is the first sculptor who set up his own statue garden in Danang, and later in Go Vap and Dalat. Using human bones in his works to express the terror of wars, he once made a shocking exhibition in Saigon before 1975. Having quit military service in the past, he is a person who hates wars and armament, and therefore, the symbols of the heart and of the pigeon are often seen in his works. It is Sculptor Pham Van Hang, an eccentric soul and character.
He was born in 1942 (in the Year of Horse) in Nam O Village, Hoa Hiep Commune, Hoa Vang District, Quang Nam - Danang Province. Member of Vietnam Art Association and member of Ho Chi Minh City Art Association. Liberal and unconventional, he is an unusual person in the way he dresses and in the way he built his house. His house in Cay Tram Street is a complex in the form of a lingam which is about as high as a four-storey building and that is the biggest man-inhabited lingam in Southeastern Asia.  

Artworks
1970  Evidence, relief with human bones in Saigon
1970  Alexandre De Rhodes, bronze in Saigon
1971  The New Age, bronze in Dalat
1974  Thinking, concrete in Saigon
1977  The Generous Heart, bronze in Long Xuyen
1981  Family, stone  in Long Xuyen
1982 Spring Garden, oil painting  in Can Tho
1982  Field of Coconut Trees, aluminum relief   in Vinh Long
1983  Mother’s Heart, concrete  in Ca Mau
1985  Heroic Mother, bras-tiled   in Danang
1986  Achievement, bras-tiled   in Daklak
1986  Peace, bras-tiled  in Quy Nhon
1986  Dancing, bras relief   
1988  Color Fresco, enameled earthware in Danang
1989  Garden of Stones, stone in Vinh Phu
1989  Doan Hung Grapefruits, concrete,  in Vinh Phu
1992  Memorial, concrete in Hue
1993  Mother’s Love, concrete and stone in Long An
1995  Memorial, concrete and stone in Quang Nam - Danang
1999  Lao Bao Exile House, concrete and stone in Quang Tri
2002  Memorial to Thach Han River, relief of stainless metal  in Quang Tri
2003  Alexandre Yersin, bronze in Dalat
2004  Land to Settle, stone in Ho Chi Minh City
2004  King Quang Trung, bronze in Ho Chi Minh 

Exhibitions
1967  Abstract, oil painting  in Hue
1971  Supernatural  in Saigon
1973 Statues   in Saigon
1989  Self-portrait    in Hanoi
1999  Dreams and Reality in Ho Chi Minh City

Awards
Prize for Painting from Saigon Association of Literature and Art (1973)
10-Year Achievement in Vietnamese Sculpture (1984 - 1994)                  
10-Year Achievement in Cultural and Artistic Activities  (1985 - 1995)
2-Year Achievement in Vietnamese Sculpture (1994 - 1996)                    
Prize for Monument to September Twenty-Third in Ho Chi Minh City (1997)
First Prize for Doctor Alexandre Yersin Statue in Dalat (2003)
 
Hãy bình luận các tác phẩm khác của tác giả
Trang Trại
Tâm Sự
Du Khảo
Hãy bình luận các tác phẩm khác
Hoa Cà Phê 6
Hoa Cà Phê 4
Hoa Cà Phê 2
Vú Cà Phê
Hoa Cà Phê 5
Hoa Cà Phê 3
Hoa Cà Phê 1
Trái Cà Phê
NVR Communication
82-84 Bui Thi Xuan Street, Dist 1, HCM City
Phone: (84-8) 3 925 1893 - 3 925 1894. Fax: (84-8) 3925 1895
Email:
ICP: 86/GP-TTĐT